Môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, mọi ngành nghề đều có những khó khăn riêng. Tiêu biểu nhất là ngành cơ khí, một ngành nghề liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của kinh tế đất nước.
Theo Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí, giá trị sản xuất công nghiệp của Ngành trong những năm gần đây đã có mức tăng trưởng đáng kể. Năm 2013, giá trị xuất khẩu đạt trên 13 tỷ USD, gấp 6 lần năm 2006.
Tuy nhiên, con số này vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng hiện có của các doanh nghiệp này và mới chỉ đáp ứng được khoảng 34,5% nhu cầu thị trường trong nước.
Theo đánh giá chung, các doanh nghiệp cơ khí trong nước đang gặp khó khăn vướng mắc trong việc thu xếp nguồn tín dụng ưu đãi cho các dự án cơ khí trọng điểm, hay việc chỉ định thầu và giao thầu sản phẩm cơ khí trọng điểm theo quy định. Đặc biệt là vướng mắc trong việc ưu tiên sử dụng sản phẩm cơ khí chế tạo trong nước đối với các gói thầu và dự án có sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên.

Thêm vào đó, doanh nghiệp cơ khí Việt Nam vừa mới chập chững bước vào hội nhập nên chưa có nguồn ra tốt mặc dù thị trường rất lớn. Chất lượng sản phẩm chưa đa dạng và đáp ứng được những khách hàng khó tính của nhiều quốc gia lớn trên thế giới.
Vì vậy, tháo gỡ những khó khăn để phát triển ngành cơ khí Việt Nam là việc làm hết sức quan trọng.
Tháo gỡ khó khăn như thế nào?
Trước hết là giải quyết hiệu quả vấn đề vốn. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi tốt về thuếsuất, lãi suất và tài chính cho doanh nghiệp cơ khí, đặc biệt là những doanh nghiệp cơ khí trọng điểm. Bên cạnh đó, giảm thuế cùng với lãi suất để khuyến khích doanh nghiệp mới mở sản xuất nhiều sản phẩm mới đột quá tạo lực đẩy xuất khẩu nước ngoài.
Tạo điều kiện cạnh tranh thuận lợi, công bằng cho các doanh nghiệp trong nước khi cấp phép và kí hợp đồng cho nhiều dự án quy mô khác nhau về nhiều lĩnh vực như thủy lợi, nhiệt điện, công nghiệp…
Mở rộng thị trường ra nước ngoài, tăng cường liên kết, quảng bá sản phẩm mới đa dạng, phong phú.