Máy hàn một thiết bị rất phổ biến và không thể thiếu trong ngành cơ khí. Vậy đặc điểm và nguyên lý hoạt động của thiết bị này như thế nào chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên lý hoạt động của máy hàn:
– Chế độ không tải: khi mạch ngoài hở:
Dòng điện không tải: Ih = Ikt = 0 và Điện áp không tải: U2 = Ukt = U20.
Khi MBA hàn hoạt động: Uh = U20 – Utc.
Với: Utc = Ih.(Rtc +Xtc) hay Ih = Utc/(Rtc +Xtc)
Xtc = 2π.f.L
Trong đó:f – Tần số dòng điện
L – Hệ số tự cảm của bộ tự cảm riêng.
Rtc – Điện trở thuần của bộ tự cảm.
Xtc – Trở kháng của bộ tự cảm.
Ih: Dòng điện hàn.
– Khi có dòng điện chạy qua, từ thông qua bộ tự cảm tăng lên lúc đó hiệu điện thế hàn sẽ giảm và ngược lại
Muốn điều chỉnh cường độ dòng điện hàn trong máy hàn ta thay đổi vị trí của lõi từ di động. Từ thông tản tăng lên và làm giảm dòng điện hàn khi lõi từ đi vào gông từ; ngược lại từ thông tản giảm khi lõi từ đi ra khỏi gông từ, dòng điện hàn sẽ tăng lên.
Các bộ phận chính của máy hàn:
Biến áp hàn: là một thiết bị điện từ tĩnh, làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, với tần số không thay đổi. Đầu vào của biến áp được nối với lưới điện, được gọi là đầu sơ cấp. Đầu ra của biến áp được nối với điện cực được gọi là đầu thứ cấp.
Hộp điều khiển: để điều khiển chu trình và dòng điện hàn.
– Điện cực hàn: Được chế tạo từ đồng hợp kim, chịu nhiệt, chống mài mòn, duy trì dòng hàn ổn định.
– Hệ thống tạo lực ép: gồm một xi lanh khí nén, bộ dẫn hướng có tác dụng tạo lực ép lên mối hàn trong quá trình hàn.
Ngoài ra tùy theo từng loại máy khác nhau sẽ còn có các bộ phận khác như:
– Phần dây mềm
– Trục ngang (có tác dụng truyền lực ép tới điểm hàn)
– Giá đỡ điện cực (ở các máy hàn nhỏ có thể không cần)
– Hệ thống đạp chân (có một số máy không dùng hệ thống này)